» 5 dự án hạ tầng giao thông miền Nam đưa Eco Village Saigon River trở thành tâm điểm kêt nối

5 dự án hạ tầng giao thông miền Nam đưa Eco Village Saigon River trở thành tâm điểm kêt nối

Sở hữu vị trí trung tâm của tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ, cùng 5 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại miền Nam khi đi vào hoạt động – Eco Village Saigon River sẽ trở thành tâm điểm kết nối, giá trị bất động sản tăng trưởng vượt trội.

Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên – Biên Hòa – Đồng Nai

Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP HCM. Tuyến đường này đang có tổng chiều dài gần 20 km, bắt đầu từ ga Bến Thành (quận 1) đến Depot Long Bình (TP Thủ Đức). Dự án đã đạt khoảng 95% khối lượng, dự kiến thi hoàn thành cuối năm nay.

Hiện tại, tuyến đường này đang có kế hoạch sẽ kéo dài từ Thủ Đức đến nút giao Tân Vạn, sau đó chia thành 2 nhánh đi Bình Dương và Đồng Nai, tổng chiều dài 50km.

Cận cảnh tuyến cao tốc tại khu vực Suối Tiên

Cận cảnh tuyến cao tốc tại khu vực Suối Tiên

Phương án là sẽ xây dựng đoạn một từ ga bến xe Suối Tiên (gần bến Miền Đông mới) rồi đi trên cao bên phải quốc lộ 1, sau đó rẽ trái nối qua ga Bình Thắng (ga S0) trước nút giao Tân Vạn (Bình Dương). Đoạn này dài 1,8 km, ước tính có tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.

Tuyến đường cao tốc Metro 1

Tuyến đường cao tốc Metro 1

Từ khu vực trên, tuyến metro chia làm hai nhánh. Một nhánh dài 18,3 km đi trên cao về tỉnh Đồng Nai, nối đến các điểm như ngã ba Vũng Tàu, Chợ Sặt, khu vực xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom). Nhánh còn lại về Bình Dương với chiều dài gần 30 km, xây trên cao. Từ ga S0, tuyến chạy qua nút giao Bình Chuẩn, sau đó nối đến Khu liên hợp Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Bình Dương (thị xã Bến Cát, Tân Uyên và TP Thủ Dầu Một).

Xem thêm: Eco Village Saigon River hưởng lợi từ dự án sân bay Long Thành

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Đây là trục kết nối chính các dự án cao tốc Bắc Nam, là tuyến đường kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây khai thác giai đoạn 1 từ năm 2015, tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng.

Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP HCM với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Lưu lượng phương tiện lưu thông liên tục tăng cao, trung bình khoảng 10% mỗi năm. Hiện tuyến cao tốc quy mô 4 làn xe đã quá tải.

Tuyến cao tốc TP.HCM - Long -Thành - Dầu Giây được đề xuất mở rộng từ 4 làn lên 8 làn xe

Tuyến cao tốc TP.HCM – Long -Thành – Dầu Giây được đề xuất mở rộng từ 4 làn lên 8 làn xe

Bộ Giao thông vận tải đang có kế hoạch mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây từ 4 lên 8 làn xe dài gần 24km, từ nút giao An Phú đến vị trí giao dự kiến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Đồng Nai). Phần còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây, dài 31 km giữ nguyên 4 làn như hiện nay.

Riêng hai cầu lớn trên tuyến là Sông Tắc và Long Thành, lần lượt được đề xuất mở rộng lên 10 và 9 làn. Các nút giao trên tuyến cũng được nghiên cứu kết nối đồng bộ với mở rộng cao tốc. Tổng kinh phí thực hiện dự án hiện ước tính gần 13.000 tỷ đồng.

Dự án mở rộng tuyến cao tốc này sẽ giúp khả năng khai thác, góp phần đáp ứng nhu cầu giao thông khi sân bay Long Thành dự kiến vận hành năm 2025.

Nút giao 319 với cao tốc Long Thành

Dự án đường 319 nối dài và nút giao với đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây được khởi công xây dựng vào tháng 7-2017. Dự án có quy mô chiều dài toàn tuyến hơn 9,4km gồm: tuyến chính dài 2,39km có chiều rộng 16m và các nhánh rẽ dài hơn 7km với chiều rộng 8m.

Ngày 20/10/2021, dự án nút giao 319 nối cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã chính thức thông xe.  Đây là tuyến đường chính kết nối trung tâm huyện Nhơn Trạch, cầu vượt, các nhánh rẽ từ huyện Long Thành và cũng là nút giao quan trọng nhất kết nối với cao tốc.

Nút giao 319 với cao tốc TP.HCM - Long Thành đã chính thức thông xe

Nút giao 319 với cao tốc TP.HCM – Long Thành đã chính thức thông xe

Dự án hình thành sẽ phát huy hiệu quả kết nối trực tiếp đường cao tốc TP.HCM-Long Thành – Dầu Giây với tuyến đường 319, rút ngắn hành trình từ TP.HCM đi Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng thời chia sẻ lưu lượng cho quốc lộ 51 đang bị quá tải.

Tuyến đường hình thành cũng tạo tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho đô thị mới Nhơn Trạch nói riêng và của tỉnh Đồng Nai nói chung. Tuyến đường này cũng mang ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển logistics cho Đồng Nai, tạo cơ hội rút ngắn thời gian lưu thông, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp. “Tuyến đường được đưa vào khai thác sẽ tạo thế và lực rất lớn cho địa bàn Long Thành và Nhơn Trạch” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7 km, tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng. Điểm đầu dự án giao với tuyến tránh QL1 qua TP. Biên Hòa, điểm cuối giao với QL56 (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Trên tuyến sẽ xây dựng 2 nút giao quan trọng gồm nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (cao tốc Long Thành) và nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Sau khi hoàn thành, cụm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ kết nối các tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức ( đang triển khai ), các tuyến đường kết nối vào sân bay Long Thành sẽ hình thành trục giao thông xương sống giải quyết tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 51.

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc này cũng sẽ phát huy tối đa tiềm năng của cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Quốc tế Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành khởi công từ tháng 7/2014, dài 57km với tổng mức đồng tư hơn 31.000 tỷ đồng, điểm đầu ở nút giao cao tốc Trung Lương và vành đai 3 TP HCM (Long An); điểm cuối giao quốc lộ 51 (Đồng Nai). Tuyến đường được thiết kế giai đoạn một bốn làn xe, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h. Tổng vốn đầu tư của dự án ban đầu là 31.320 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bốn năm qua dự án phải dừng thi công do thiếu vốn, vướng thủ tục. Sau khi được Chính phủ khai thông vốn và thủ tục pháp lý, gói thầu A7 qua Đồng Nai khởi động trở lại, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành.

Đây là công trình trọng điểm quốc gia, dự kiến hoàn thành sau 5 năm, góp phần giảm ùn tắc trên quốc lộ 1, 51, rút ngắn thời gian từ Long An đi TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Lực đẩy cho bất động sản tại Đồng Nai

Việc đầu tư phát triển các công trình hạ tầng giao thông, không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại thuận lợi giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, mà còn tạo cơ hội thu hút đầu tư vào địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai.

Nhờ tác động từ những dự án hạ tầng giao thông lớn, Đồng Nai trở thành thỏi “nam châm” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khu công nghiệp phát triển giúp gia tăng dân số cơ học, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng BĐS tại Đồng Nai

Khu công nghiệp phát triển giúp gia tăng dân số cơ học, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng BĐS tại Đồng Nai

Theo VARS, tính đến đầu năm 2023, Đồng Nai là tỉnh có số KCN hoạt động nhiều nhất cả nước với 31 KCN. Các KCN đang hoạt động đã xây cơ sở hạ tầng đồng bộ và thu hút được trên 84% diện tích đất cho thuê. Trong nhiều năm nay, Đồng Nai luôn nằm trong số các địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất cả nước.

Trong thời gian tới, Đồng Nai sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, ưu tiên thu hút các dự án có ngành nghề, lĩnh vực công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các khu công nghiệp, kéo theo việc gia tăng dân số cơ học từ những chuyên gia nước ngoài, nguồn nhân lực chất lượng cao, giới trí thức đến đây sinh sống và làm việc với mức chi tiêu cao. Từ đó, nhu cầu về nhà ở, tiêu dùng, mua sắm cũng sẽ tăng vọt. Là tiền đề cho bất động sản tại Đồng Nai tăng trưởng.

Eco Village Saigon River hưởng lợi

Tọa lạc tại ven sông Đồng Nai, thuộc huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồn Nai, khi những dự án hạ tầng giao thông đi vào hoạt động, dự án Eco Village Saigon River sẽ trở thành tâm điểm kết nối của khu vực vùng Đông Nam Bộ.

Bên cạnh đó, dự án còn được quy hoạch trở thành 1 khu đô thị đáng sống, đáng nghỉ dưỡng bậc nhất tại miền Nam, với đa dạng dòng sản phẩm như: căn hộ cao cấp, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, Boutique Villa, biệt thự Onsen.

Ecovillage Saigon River hưởng lợi từ hạ tầng giao thông tại khu vực Đông Nam Bộ

Ecovillage Saigon River hưởng lợi từ hạ tầng giao thông tại khu vực Đông Nam Bộ

Đặc biệt, một trong những yếu tố làm nên thương hiệu Ecopark đó là môi trường sống. Trên tổng diện tích 55.3ha, nhưng mật độ xây dựng chỉ hơn 20%, dự án mang đến một không gian sống trái ngược với sự ồn ào, vội vã của Sài Gòn hoa lệ – đó là nơi tất cả im lặng chỉ có thiên nhiên lên tiếng.

Hội tụ những giá trị độc bản về vị trí, sản phẩm và giá trị sống, Eco Village Saigon River được kỳ vọng sẽ là thu hút cộng đồng người chuyên gia, giới trí thức trong và ngoài nước làm việc tại Đồng Nai.

>> Xem thêm: Các loại hình biệt thự Eco Village Saigon River