Hạ tầng giao thông được đầu tư, phát triển đồng bộ đã tạo ra tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho các khu đô thị vệ tinh phía Đông TP.HCM. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến dự án sân bay Long Thành, sẽ có góp phần rất lớn tạo nên sự sôi động của thị trường bất động sản Đồng Nai.
Thông tin tổng quan về dự án sân bay Long Thành
Dự án sân bay Long Thành được chính thức khởi công vào ngày 5/1/2021, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là một trong 16 sân bay được mong chờ nhất thế giới.
“Sân bay Long Thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước. Kết cấu hạ tầng giao thông là mạch máu quốc gia. Giao thông hiện đại, đồng bộ là tiền đề để đón các nhà đầu tư ‘sếu đầu đàn’ đến đầu tư tại Việt Nam”, Nguyên Thủ tướng nói.
Vị trí sân bay Long Thành
Sân bay Long Thành nằm tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai – đây là vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ các 3 giờ bay đến các trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… có khả năng tiếp nhận các loại máy bay dân dụng lớn nhất, hệ thống giao thông kết nối đồng bộ.

Sân bay quốc tế Long Thành sở hữu vị trí vô cùng thuận lợi
Xem thêm: 5 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại miền Nam
Tổng mức đầu tư
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2021, chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu dự án xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hoá một năm.
Quy mô sân bay Long Thành
Theo quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000 m, rộng 60 m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747-8, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm[6]. Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích Sân bay quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha) và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.
Cơ cấu phục vụ hành khách
Cơ cấu phục vụ hành khách của sân bay Long Thành dự kiến gồm 80% là khách quốc tế (bao gồm cả khách quá cảnh) và 20% khách quốc nội. Còn sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội.
Hình ảnh mô phỏng diện mạo sân bay Long Thành trong tương lai
Theo dự kiến, cảng hàng không quốc tế Long Thành khi hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2026, sẽ phục vụ 25 triệu lượt khách và 1.2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Là một trong 16 sân bay được mong chờ nhất thế giới, sân bay Long Thành không chỉ ấn tượng về quy mô mà còn độc đáo trong thiết kế.
Một số hình ảnh mô phỏng diện mạo sân bay Long Thành trong lương lai:
Sự hưng thịnh của những đô thị sân bay
trên thế giới
Theo nhà nghiên cứu thương mại hàng không – tiến sĩ John Kasarda, thành phố sân bay là vùng đô thị được quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tiện ích, có nền kinh tế lấy sân bay làm cốt lõi cho việc đầu tư và phát triển.
Việc phát triển thành phố sân bay tạo ra các cực tăng trưởng đô thị mới về tài chính, du lịch, xuất nhập khẩu, logistics, giáo dục, y tế, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn trong thời đại kết nối toàn cầu.
Điển hình phải kể đến thành phố sân bay Las Colinas (Texas, Mỹ) cách sân bay quốc tế Dallas-Fort Worth 10 phút lái xe, với hơn 40 khu dân cư, 45.000 cư dân sinh sống. Đây là nơi đặt trụ sở của 12 công ty nằm trong danh sách Fortune 1000 (bảng xếp hạng 1.000 công ty lớn nhất của Mỹ theo doanh thu) với các tập đoàn mang tính biểu tượng của Mỹ như ExxonMobil, McKesson, Kimberly-Clark, Celanese…

Hay khu trung tâm thương mại tài chính Zuidas (Amsterdam, Hà Lan) là một trong những mô hình đô thị sân bay thành công. Zuidas cách sân bay Amsterdam Schiphol khoảng 6 phút đi tàu và cách các quận trung tâm của Amsterdam 15 phút di chuyển. Hơn 700 công ty và các công ty đa quốc gia lớn như Akzo Nobel hay ngân hàng ABN-Amro, ING đều có trụ sở chính tại Zuidas.
Kỳ vọng về tiềm năng phát triển thành phố sân bay Long Thành
Không sở hữu lợi thế quy mô, công suất lớn, sân bay Long Thành còn tọa lạc tại vị trí địa lý thuận lợi khi chỉ cách TP.HCM – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước chỉ khoảng 30 – 40 phút lái xe. Long Thành còn là đầu mối kết nối giao thông về đường bộ, đường sắt và hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải. Trong bán kính 30km từ trung tâm sân bay, có hàng chục khu công nghiệp của Đồng Nai và các tỉnh thành trong khu vực đã, đang và sẽ đi vào hoạt động.
Đặc biệt, nhờ sự đầu tư hạ tầng giao thông, các khu đô thị vệ tinh phía Đông TP.HCM đang ngày càng phát triển. Hàng loạt dự án bất động sản, khu đô thị lớn đã và đang dần hoàn thiện. Đây chính là tiền đề, cơ sở để Long Thành phát triển các đô thị sân bay trong tương lai với đầy đủ dịch vụ, hoạt động như trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí.
Eco Village Saigon River hưởng lợi từ sân bay Long Thành
Tọa lạc tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, chỉ cách sân bay Long Thành khoảng 30 phút lái xe – dự án Eco Village Sài Gòn River đang là điểm sáng trên thị trường bất động sản khu vực Đông Nam Bộ.
Dự án được đầu tư và phát triển bởi nhà sáng lập Ecopark, quy mô 55ha, Eco Village Saigon River được quy hoạch trở thành 1 khu đô thị đáng sống, đáng đến và đáng đầu tư tại miền Nam.

Dự án được phát triển những dòng sản phẩm độc đáo, với đa dạng loại hình sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khác hàng. Đặc biệt, đây là dự án đầu tiên tại miền Nam sở hữu loại hình biệt thự khoáng nóng, mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng riêng tư, đẳng cấp cho giới thượng lưu.
Dự kiến, Ecopark Đồng Nai sẽ hoàn thiện và bàn giao đến khách hàng vào quý I/2024, lúc này dự án không chỉ thu hút 1 lượng lớn chuyên gia nước ngoài, những doanh nhân thành đạt đến sinh sống, mà còn là cơ sở cho tiềm năng tăng giá của dự án khi sân bay Long Thành chính thức đi vào hoạt động.